Phân phối, lắp đặt sàn gỗ tự nhiên, sàn gỗ công nghiệp

Hotline:0982069958 - Email: tuvansango24@gmail.com

Chủ tịch UBCK được phạt tới 2 tỷ đồng

“Theo quy định tại Nghị định số 108/2013/NĐ-CP của Chính phủ, có hiệu lực từ ngày 15/11 tới, chế tài xử phạt các hành vi vi phạm trên TTCK sẽ theo hướng tăng nặng”, bà Vũ Thị Chân Phương, Vụ trưởng Vụ Thanh tra, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) cho biết.

Thưa bà, đâu là những điểm mới của Nghị định 108 (NĐ108) so với quy định hiện hành?

NĐ108 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK, thay thế Nghị định 85/2010 (NĐ85), có nhiều điểm mới như:

Thứ nhất, nâng mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực chứng khoán. Theo đó, mức phạt tiền tối đa được nâng lên: đối với tổ chức vi phạm là 2 tỷ đồng và đối với cá nhân là 1 tỷ đồng.

Riêng 3 hành vi gồm: xác nhận hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng có sự giả mạo, chào bán chứng khoán ra công chúng khi chưa có giấy chứng nhận chào bán và tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán trái quy định pháp luật, NĐ108 quy định mức phạt tiền theo phần trăm (từ 1 - 5% tổng số tiền huy động trái pháp luật) và theo số lần (từ 1 - 5 lần khoản thu trái pháp luật) phù hợp với quy định của Luật Chứng khoán.           

Thứ hai, bổ sung thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán. Ngoài thẩm quyền xử phạt của Chánh Thanh tra UBCK và Chủ tịch UBCK, NĐ108 bổ sung thẩm quyền xử phạt của Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của UBCK phù hợp với quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Theo đó, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của UBCK được quyền phạt tối đa 100 triệu đồng đối với tổ chức, 50 triệu đồng đối với cá nhân...

Thứ ba, NĐ108 bổ sung quy định về các hành vi vi phạm mới và chế tài xử phạt tương ứng. Cụ thể, về chào bán chứng khoán, NĐ108 quy định hình thức xử phạt đối với các hành vi vi phạm về hoạt động chào bán cổ phiếu riêng lẻ của công ty đại chúng, phát hành trái phiếu riêng lẻ trong nước; quy định hình thức xử phạt đối với các hành vi vi phạm về phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế, chào bán chứng khoán tại nước ngoài...

Về quản trị công ty đại chúng, NĐ108 quy định các hành vi vi phạm về quản trị công ty đại chúng và việc xử phạt đối với các cá nhân là thành viên HĐQT, thành viên ban kiểm soát, giám đốc hoặc tổng giám đốc, người được uỷ quyền công bố thông tin của công ty đại chúng có hành vi vi phạm quy định về quản trị công ty đại chúng như: vi phạm quy định về cung cấp thông tin cho cổ đông và ban kiểm soát; vi phạm quy định về ngăn ngừa xung đột lợi ích và giao dịch với các bên có quyền lợi liên quan đến công ty...

Về niêm yết chứng khoán, NĐ108 bổ sung quy định xử phạt đối với đối tượng là tổ chức phát hành Việt Nam vi phạm các quy định về niêm yết chứng khoán tại Sở GDCK nước ngoài: xác nhận hồ sơ, tài liệu báo cáo về đăng ký niêm yết chứng khoán tại nước ngoài có thông tin sai lệch; không nộp hồ sơ đăng ký niêm yết chứng khoán tại nước ngoài, hoặc thực hiện niêm yết chứng khoán tại Sở GDCK nước ngoài khi chưa được UBCK chấp thuận...

Về hoạt động của CTCK, công ty quản lý quỹ, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán bổ sung một số quy định cho phép CTCK được nhận ủy thác quản lý tài khoản giao dịch chứng khoán của NĐT cá nhân; công ty quản lý quỹ được bổ sung nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán; bổ sung quy định về quỹ đầu tư bất động sản. Do vậy, NĐ108 quy định các hành vi vi phạm và chế tài xử phạt tương ứng đối với các vi phạm về hoạt động của CTCK, công ty quản lý quỹ để đảm bảo tính thực thi của Luật.

Về chào mua công khai, ngoài xử phạt đối tượng là cá nhân, tổ chức thực hiện chào mua công khai không đúng quy định, NĐ108 quy định xử phạt cả đối tượng là CTCK làm đại lý chào mua công khai trong trường hợp không hướng dẫn cá nhân, tổ chức thực hiện chào mua công khai theo đúng quy định, hoặc không đảm bảo cá nhân, tổ chức chào mua công khai có đủ tiền để thực hiện chào mua vào thời điểm chính thức chào mua theo đăng ký...

Thứ tư, NĐ108 bổ sung các biện pháp khắc phục hậu quả, để đảm bảo các nguyên tắc quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Theo đó, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật. So với NĐ85, NĐ108 bổ sung một số biện pháp khắc phục hậu quả gồm: buộc mua tiếp số cổ phiếu hoặc chứng chỉ quỹ đóng còn lại sau khi thực hiện chào mua công khai; buộc chuyển nhượng chứng khoán để giảm tỷ lệ nắm giữ theo đúng quy định; buộc lưu ký, quản lý tách biệt tài sản, vốn, chứng khoán; buộc giải trình, cung cấp thông tin, số liệu liên quan đến hoạt động kiểm toán...

Thứ năm, NĐ108 quy định biện pháp tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề chứng khoán và tước quyền sử dụng giấy chứng nhận văn phòng đại diện là hình thức xử phạt chính đối với một số hành vi vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được ghi trong giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề. Cụ thể, tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện từ 18 - 24 tháng đối với tổ chức kinh doanh chứng khoán thực hiện hành vi lập, xác nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện có thông tin sai sự thật hoặc sai lệch nghiêm trọng…

Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề chứng khoán từ 6 - 12 tháng đối với người hành nghề chứng khoán thực hiện hành vi vi phạm: đồng thời làm việc cho tổ chức khác có quan hệ sở hữu với CTCK, công ty QLQ nơi mình làm việc; đồng thời mở tài khoản giao dịch chứng khoán ở CTCK khác...

Để tăng tính răn đe, phòng ngừa vi phạm, nhất là các hành vi vi phạm nghiêm trọng, NĐ108 đưa ra các chế tài xử lý theo hướng tăng nặng, thưa bà?

NĐ108 quy định tăng mức phạt tiền đối với một số hành vi vi phạm mang tính trục lợi, có tính chất và hậu quả nghiêm trọng như: hành vi giao dịch nội bộ (phạt từ 800 triệu đồng đến 1 tỷ đồng); hành vi gian lận hoặc tạo dựng, công bố thông tin sai sự thật nhằm lôi kéo, xúi giục việc mua, bán chứng khoán (phạt từ 1,2 - 1,4 tỷ đồng); hành vi thao túng TTCK (phạt từ 1 - 1,2 tỷ đồng); hành vi tổ chức TTCK trái pháp luật (phạt từ 1,8 - 2 tỷ đồng).

NĐ108 còn quy định các hình thức xử phạt bổ sung như: đình chỉ có thời hạn hoạt động niêm yết chứng khoán, đăng ký giao dịch chứng khoán, chào mua công khai; tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính...

Thưa bà, thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBCK, Chánh thanh tra UBCK tại NĐ108 có thay đổi gì so với quy định hiện hành?

Trước đây, căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008, NĐ85 quy định Chánh Thanh tra UBCK được quyền phạt tiền tối đa 70 triệu đồng; Chủ tịch UBCK được quyền phạt tiền tối đa đến 500 triệu đồng.

Nay NĐ108 nâng thẩm quyền xử phạt của Chánh Thanh tra và Chủ tịch UBCK. Cụ thể, Chánh Thanh tra UBCK có quyền phạt không quá 100 triệu đồng đối với tổ chức, 50 triệu đồng đối với cá nhân.

Chủ tịch UBCK có quyền phạt tối đa 2 tỷ đồng đối với tổ chức, 1 tỷ đồng đối với cá nhân có các hành vi vi phạm và áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả.

 

theo baodautu